Lưu ý khi sử dụng máy hàn tig

Máy hàn TIG là một dòng máy hàn được nhiều người thợ cơ khí chuyên nghiệp tin dùng. Giống như tất cả các loại máy hàn khác, máy hàn TIG có mục đích sử dụng là để ghép nối các vật thể lại với nhau. Khi sử dụng loại máy hàn này thì người làm việc cần phải có những kiến thức về việc sử dụng máy an toàn, hiệu quả.

Lưu ý khi sử dụng máy hàn tig

Để tiến hành hàn các vật liệu với máy hàn TIG, người thợ hàn cần phải tiến hành theo các bước sau:

BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH VẬT LIỆU HÀN ĐỂ LỰA CHỌN QUE HÀN PHÙ HỢP

Trước khi tiến hành hàn, người thợ cần xác định vật liệu hàn là sắt, thép hay nhôm để lựa chọn que hàn cho phù hợp. Trên thị trường có 2 loại que hàn là que hàn nhôm và que hàn các vật liệu còn lại. Que hàn nhôm có đặc điểm nhận dạng là trên thân mũi hàn có sơn màu xanh còn que hàn cho các vật liệu còn lại thì có màu đỏ. Tùy vào từng mục đích sử dụng mà người thợ hàn cần phải lựa chọn cho mình những que hàn phù hợp.

BƯỚC 2: ĐIỀU CHỈNH DÒNG HÀN CHO PHÙ HỢP

Trước khi bật máy, người thợ hàn cần phải điều chỉnh các thông số về lưu lượng khí làm mát, lưu lượng khí bảo vệ và dòng hồ quang cho phù hợp với yêu cầu công việc. Bạn có thể điều chỉnh các thông số này trên bảng điều khiển của máy hoặc bộ điều khiển từ xa.

BƯỚC 3: KIỂM TRA CÁC PHỤ KIỆN NỐI VỚI MÁY

Có nhiều mối nối giữa các thiết bị cung cấp, máy hàn và mỏ hàn bên trong máy hàn TIG. Khi nối các thiết bị này thì người thợ cần tuân theo một số nguyên tắc:

  • Van giảm áp và lưu lượng kế đo khí bảo vệ phải được nối giống như nối van giảm áp trong máy hàn khí.
  • Đảm bảo máy đã tắt và các van đã đóng hoàn toàn trước khi tiến hành nối thiết bị
  • Các mối nối điện cần phải đảm bảo sạch và kín
  • Cáp dẫn điện cần phải được bố trí ở vị trí an toàn, tránh tia lửa hồ quang và không gây vướng cho người thợ.
  • Kiểm tra tất cả các bước trên ít nhất 2 lần để đảm bảo an toàn

BƯỚC 4: CÁC THAO TÁC CƠ BẢN TRƯỚC KHI HÀN

  • Vật hàn và mỏ hàn cần được cách nhau một khoảng cách để tránh tạo ra tia hồ quang khi mới bật máy.
  • Mở van nước làm mát
  • Mở van khí một cách từ từ để tránh làm hỏng van giảm áp
  • Cầm mỏ hàn trong tay trước khi bắt đầu bật máy
  • Khi máy đã chạy, kiểm tra đường nước trở về để đảm bảo là nước làm mát đã chảy ra, kiểm tra luồng argon bằng cách bật tắt van khí, điều chỉnh lưu lượng kế để có được lưu lượng như yêu cầu.

Sau khi đã hoàn thành các bước trên thì lúc này đã có thể gây hồ quang và bắt đầu hàn.

BƯỚC 5: THỰC HIỆN QUÁ TRÌNH HÀN

Sau khi chuẩn bị xong, người thợ hàn bắt đầu gây hồ quang và bắt đầu hàn. Có 3 phương pháp để gây hồ quang là quẹt, chạm nhấc và mồi hồ quang cao tần. Người thợ hàn có thể lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp để thực hiện.

BƯỚC 6: TẮT MÁY SAU KHI KẾT THÚC QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG

Sau khi hàn xong, người thợ hàn cần tắt máy một cách an toàn như sau:

  • Đặt mỏ hàn vào vị trí an toàn
  • Dùng tay đóng chặt van khí bảo vệ
  • Ngắt nguồn nước làm mát đồng thời mở van nước trên máy để nước thoát hết ra ngoài
  • Tắt công tắc trên máy hoặc ngắt nguồn điện.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *