Hiện nay, các thiết bị hàn được sử dụng rất phổ biến, tuy nhiên, có thể bạn vẫn còn đang thắc mắc và chưa sử dụng đúng cách. Hãy cùng với chúng tôi đi tìm hiểu về cách chỉnh máy hàn Tig như thế nào nhé.
Quy trình hàn TIG
Bước 1: Xác định vật liệu hàn và lựa chọn que hàn
Trước hết, bạn cần phải xác định xem vật liệu cần hàn là gì, có thể như nhôm, sắt, thép…. Với mỗi vật liệu hàn khác nhau thì lựa chọn một que hàn tương ứng. Và cũng tùy theo mục đích hàn mà các bạn hãy lựa chọn que hàn thật phù hợp.
Bước 2: Điều chỉnh dòng hàn
Tiến hành bật máy hàn TIG và điều chỉnh các thông số sau: dòng điện hồ quang, lưu lượng khí bảo vệ và lưu lượng khí làm mát. Những thông số này đều cho phép bạn điều chỉnh ở trên bảng điều khiển của máy hoặc bằng các bộ điều khiển từ xa.
Bước 3: Kiểm tra phụ kiện nối với máy hàn
Trong máy có rất nhiều mối nối giữa thiết bị cung cấp, máy hàn và vỏ hàn. Bạn cũng cần chú ý tới các quy tắc chung khi hàn nối bằng thiết bị hàn.
- Van giảm áp và lưu lượng kế đo khí bảo vệ được nối tương tự như lúc ta nối van giảm áp trong hàn khí.
- Đảm bảo là đã tắt máy và các van đã được đóng hoàn toàn rồi mới tiến hành nối thiết bị ( tốt nhất là bạn nên ngắt nguồn điện ra khỏi máy để đảm bảo sự an toàn ).
- Đảm bảo tất cả mối nối phải sạch và kín.
- Cáp dẫn được bố trí an toàn, tránh tia lửa hồ quang, không bị vướng đường của thợ hàn.
Hãy nhớ rằng bạn cần phải kiểm tra kỹ lại bước làm trên trước khi nối điện để đưa vào sử dụng một cách an toàn nhất.
Bước 4: Thao tác cơ bản trước khi hàn
- Mỏ hàn được đặt cách xa vật hàn để không gây ra hồ quang khi bật máy.
- Mở van nước dùng để làm mát.
- Van khí được mở từ từ để tránh việc làm hư hỏng van giảm áp.
- Trước khi bạn bật máy, hãy cầm mỏ hàn trong tay để đảm bảo an toàn.
- Sau khi đã bật máy, kiểm tra đường nước trở về để đảm bảo rằng nước làm mát đã chảy.
- Tiếp đó kiểm tra luồng khí Argon bằng cách tắt, bật van khí.
- Sau khi mở van khí, bạn điều chỉnh lưu lượng để cho khí có được lưu lượng đảm bảo như yêu cầu.
Sau khi hoàn tất các bước trên, bạn đã có thể tiến hành gây hồ quang và bắt đầu hàn TIG.
Bước 5: Tiến hành hàn
Có 3 phương pháp gây hồ quang phụ:
- Quẹt: phương pháp này chính là bằng cách quẹt điện cực vào vật hàn.
- Chạm nhấc: để thực hiện phương pháp này, khi chạm điện cực xuống thì bấm công tắc, nhấc lên thì sẽ tạo nên dòng hồ quang.
- Mồi hồ quang cao tần: sử dụng tần số cao để tạo ra dòng có điện áp 4.5 – 6V và sau khi đánh lửa thì dòng hồ quang duy trì sẽ tắt hồ quang phụ.
Bước 6: Tắt thiết bị khi kết thúc hàn
Sau khi hàn xong, thợ hàn cần phải nắm rõ quy trình tắt máy để có thể tắt các thiết bị một cách an toàn theo các bước sau:
- Đặt mỏ hàn ở vị trí an toàn.
- Dùng tay khóa chặt van khí bảo vệ trên chai khí.
- Tiến hành ngắt nguồn nước làm mát.
- Mở van nước trên máy để nước thoát hết ra ngoài.
- Ngắt nguồn hoặc là nhấn công tắc trên máy để tắt thiết bị.
Ngoài đảm bảo quá trình hàn an toàn, việc thợ hàn nắm rõ được quy trình sử dụng, thao tác và cách chỉnh máy hàn TIG thế nào sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tạo ra một mối hàn tốt và chất lượng.
Mai Dương tự hào là nhà phân phối máy hàn chính hãng, chất lượng và uy tín nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay. Mọi thông tin chi tiết các bạn có thể liên hệ trực tiếp dến hotline: 0912.212.813 để được tư vấn miễn phí và nhận được các ưu đãi liền tay.