Nắm rõ thông số kỹ thuật trước khi lựa chọn và sử dụng máy hàn điện tử

Hiện nay, máy hàn điện tử đã trở thành một công cụ phổ biến không chỉ trong ngành cơ khí kỹ thuật mà còn cả trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, việc lựa chọn mua loại máy hàn phù hợp là điều mà không phải ai ai cũng biết và một điều quan trọng trong việc chọn mua máy hàn đó là đọc hiểu kỹ càng thông số kỹ thuật trên máy hàn thì lại càng là vấn đề khó khăn đối với một số người. Sau đây, Mai Dương sẽ chia sẻ cho các bạn cách đọc hiểu những thông số kỹ thuật cơ bản nhất có trên máy hàn điện tử.

Vì sao phải hiểu biết rõ về thông số kỹ thuật trên máy hàn?

Đối với những sản phẩm máy móc cơ khí hay máy hàn điện tử thì việc nắm rõ các thông số kỹ thuật của máy là điều đặc biệt quan trọng. Những thông số kỹ thuật được nêu trên máy hàn sẽ mang lại rất nhiều thông tin quan trọng liên quan đến máy và thực hiện đúng với điều này sẽ làm tăng tuổi thọ sử dụng máy cũng như mức độ an toàn cho chính nhưng người sử dụng. Ngoài ra, việc đọc hiểu thông số kỹ thuật cũng là bước quan trọng giúp bạn lựa chọn được chiếc máy hàn điện tử phù hợp với nguồn điện và nhu cầu hàn/cắt thực tế bạn muốn.

Hình 1. Máy hàn Power MIG 140 C. 

Các thông số kỹ thuật cơ bản trên máy hàn điện

Sau đây sẽ là những thông số kỹ thuật mà bạn cần và nên biết khi chọn mua một máy hàn điện tử:

  • Input Power(V): Điện áp nguồn vào
  • Rate Input Current (A): Dòng điện nguồn vào
  • Rate Input Capacity (kVA) : Công suất nguồn vào
  • Rate Open Circuit Voltage (V): Điện áp không tải
  • Duty Cycle: chu kỳ làm việc của máy trong 10 phút
  • Welding Current Adjustment Range (A): Dải dòng hàn điều chỉnh
  • Rate Output (A): Hiệu suất đầu ra
  • Electrode Diameter (mm): Đường kính điện cực
  • Power Factory: Là hệ số cho biết mức độ tiết kiệm điện năng của máy hàn điện tử. Hệ số này càng lớn gần bằng 1 thì máy càng tiết kiệm điện năng.
  • Protection IP21: IP là viết tắt của Ingress Protection. Đây là thông số thể hiện cho mã bảo vệ máy dưới các tác động từ phía môi trường ở bên ngoài. Trong IP21 thì chỉ số thứ nhất (số 2) cho biết những vật có đường kính lớn hơn 12mm sẽ không thể bay vào bên trong máy còn chỉ số thứ 2 (số 1) thì cho biết rằng các giọt nước không thể rơi vào bên trong máy.

Dựạ vào thông số Protection thì bạn có thể tùy thuộc vào từng điều kiện làm việc mà lựa chọn được sản phẩm phù hợp với yêu cầu và ngoại cảnh. Cụ thể là, nếu điều kiện làm việc là trong nhà xưởng thì bạn có thể yên tâm sử dụng các máy có mã bảo vệ là IP21, còn đối với điều kiện làm việc ngoài trời thì bạn cần lựa chọn các máy có mã bảo vệ là IP23 hoặc IP24.

Trên đây là những thông số kỹ thuật cơ bản và quan trọng nhất mà bạn cần nắm rõ trong quá trình lựa chọn và sử dụng máy hàn. Mỗi model, dòng máy có những ưu nhược điểm, tính năng và thông số khác nhau và được sử dụng với mục đích cũng hoàn toàn khác nhau. Hi vọng với những gì nêu ra bên trên sẽ là một nguồn thông tin bổ ích cho các bạn. Những thắc mắc khác về máy hàn điện và thông số của nó, bạn vui long xem tại https://maiduong.vn/ hoặc lien hệ trực tiếp đến hotline 0912.212.813 để được hỗ trợ và tư vấn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *