Chì hàn là gì và có độc hại không?

Sau đây là một vài điều cần nắm rõ về chì hàn giúp bạn lựa chọn được loại chì hàn tốt. Nếu là thợ chuyên nghiệp, hoặc đơn thuần là thường xuyên sửa chữa các linh kiện điện tử trong gia đình thì chì hàn hẳn đã rất quen thuộc với bạn rồi.

Chì hàn là gì?

Đối với những người mới bước chân vào nghề thì  trước hết chúng tôi sẽ giới thiệu qua vể chì hàn và các điều cần nắm rõ khi sử dụng chì hàn trong hàn điện. Chì hàn là một hợp kim có nhiệt độ nóng chảy khá thấp, từ 90 – 450 °C (200- 840 °F), được dùng để liên kết bề mặt các kim loại khác nhau.

Thông thường, chúng được ứng dụng trong kỹ thuật điện, điện tử, hàn ống nước… với nhiệt độ nóng chảy của chì hàn vào khoảng từ 180-190 °C. Tùy theo từng mục đích khác nhau mà thành phần trong chì hàn có thể thay đổi, tuy vậy, nó vẫn giữ được tính chất dẫn điện, nóng chảy ở nhiệt độ thấp và một số đặc tính khác của kim loại được hàn.

Thành phần và phân loại

Mục đích của chì hàn chính là kết nối hai phần kim loại lại với nhau, vì thế, quan trọng nhất đó là chất lượng của mối hàn. Chì hàn (thiếc hàn) là hợp kim của chì và thiếc, thông thường ta sẽ bắt gặp các loại hợp kim chì hàn như sau:

– Chì hàn tiêu chuẩn: hợp kim gồm 63% thiếc (Sn) và 37% chì (Pb), loại này được biết đến với cái tên Eutecti, có nhiệt độ nóng chảy 183 °C, được sử dụng phổ biến trong kỹ thuật hàn điện.

Chì hàn nguyên chì: thành phần chứa 100% chì, có nhiệt độ nóng chảy từ 340 – 370 °C

– Chì hàn với hợp kim: bao gồm 96,5% thiếc, 3% bạc và 0,5% đồng có nhiệt độ nóng chảy là 217° C

Hình 1. Chì hàn tiêu chuẩn

Trong các mối hàn thông thường, chì luôn chiếm một thành phần lớn là bởi vì chì lâu bị đóng cứng sau khi mối hàn kết thúc, điều đó giúp cho thợ hàn có thể dễ dàng lau sạch các vệt hàn văng ra xung quanh mối hàn một cách đơn giản.

Chì hàn có độc không?

Như chúng ta đã biết, dù chỉ một lượng nhỏ chì nhiễm vào cơ thể cũng có thể ảnh hưởng nguy hiểm đến cơ thể con người. Vậy hàn chì có độc hại không? Nếu tiến hành hàn và bị nhiễm chì nặng, nó sẽ tác động tới một loạt các quá trình trong cơ thể và gây nhiễm độc cho nhiều cơ quan và các mô, trong đó bao gồm cả tim, xương, thận, ruột, hệ thống sinh sản và cả hệ thần kinh. Nó gây cản trở sự phát triển của hệ thần kinh và do đó đặc biệt độc hại với trẻ em, gây ra di chứng lâu dài và rối loạn hành vi. Một số triệu chứng như đau bụng, nhức đầu, thiếu máu, khó chịu và trong trường hợp nặng có thể gây ra co giật, hôn mê thậm chí là tử vong.

Chì xâm nhập vào cơ thể con người bằng nhiều con đường như: nước, không khí hoặc thực phẩm… Chính vì vậy, việc tiếp xúc lâu dài với chì hàn có chứa những thành phần chì cũng gây nguy hại cho sức khỏe. Điều này cũng chính là nguyên nhân mà các loại chì hàn có thành phần là chì không được sử dụng trong các mối hàn ống nước nữa, mà chỉ chủ yếu dùng cho hàn điện (nhưng rất hạn chế), vì có thể gây độc hại cho chính những thợ hàn.

Hiện nay, các hợp kim chì hàn đã bị thay thế bằng đồng hay Antimon, có bổ sung thêm bạc và tỷ lệ của thiếc cũng được tăng lên. Và từ đó cũng xuất hiện các khái niệm về chì hàn không chì, các loại chì hàn (hợp kim hàn) này không chứa chì trong hợp chất của nó.

Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ các thông tin cần biết về chì hàn, mong rằng bạn đã có những kiến thức chính xác và biết cách sử dụng chúng trong thực tế đời sống và công việc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *